Kẻ Gian

Wikipedia đã ghi khá nhiều chi tiết với những nguồn khẳng định để chứng minh Trần Dân Tiên là bút danh của Hồ Chí Minh(HCM). Như vậy HCM đã tự viết cuốn Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch, trong đó gồm 150 trang tự ca ngợi đánh bóng bản thân mình, cũng như xuyên tạc lịch sử, mục đích nhồi sọ dân chúng về nhân vật họ Hồ. Từng trang người ta có thể khai thác những điều gian dối.

Bác Hồ yêu mến, chúng cháu đã biết đọc và biết viết, chúng cháu rửa mặt sạch hơn trước. Chúng cháu chơi rất vui. Bác Hồ, Bác đến thăm chúng cháu với! Chúng cháu hôn Bác ngàn cái, v.v… (Những Mẩu Chuyện…, trang 147)

HCM đã từng cho rằng giai đoạn đầu khi đem chủ nghĩa cộng sản vào miền Bắc, dân trí rất thấp, đến 95% là mù chữ. Bởi vậy mới có phong trào truyền bá quốc ngữ mà ông Nguyễn Hữu Đang có vai trò lãnh đạo.

Biết đọc mới hiểu hai chữ “cộng sản” là gì, nhưng cuối cùng thì ngay cả cô y tá người Tàu của HCM hỏi một cách riêng rẻ bí mật, Bác Hồ, cộng sản là gì vây? Bác đã làm gì với vai trò cộng sản mà Bác bị bắt? Hồ trả lời,  những người cộng sản mong rằng sẽ làm cho những cô ý tá Tàu sẽ không phải vâng lệnh từ những người Anh cấp trên. Cô y tá trả lời, thật vậy sao với đôi mắt trợn to nhìn Bác Hồ (dịch từ Ho Chi Minh, William Duiker, 2000, page 205). Cô y tá người Tàu này chăm sóc sát cánh bên Hồ đến những ngày sau cùng của ông ta. Ông Duiker viết điều này lấy ra từ sách của HCM.

Năm 1948 khi cuốn sách trên ra đời thì coi như chương trình quốc ngữ đã thực hiện được vài năm. Nhờ học mà chúng cháu đã biết đọc và viết, chúng cháu biết rửa mặt sạch hơn trước… Đó là chỉ nói về bên ngoài, còn bên trong chúng cháu đó bị độn những thứ danh từ xa lạ dịch ra từ sách của các ông râu xồm trời Âu đến mấy chục năm sau vẫn còn lờ mờ chưa hiểu nó là gì. Chúng cháu hôn Bác ngàn cái không thể là cung cách kết thúc lá thư của giới trẻ người Việt Nam, dù cho ông chủ tịch Hồ cố gắng dạy theo cách Âu Mỹ trong vài năm vừa qua.

Hơn bốn mươi năm nay Hồ Chủ tịch chỉ theo đuổi một mục đích giải phóng Tổ quốc và đồng bào (Những Mẩu Chuyện…, trang 146). Điều ngày có nghĩa là khoảng 1908, 1909 tại Việt Nam đã có người thanh niên tên Nguyễn Tất Thành “theo đuổi mục đích giải phóng Tổ quốc và đồng bào?” Không sách sử trung thực nào ghi vậy mà là năm 1911 tại Saigon, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba lên Tàu Pháp làm bồi vì nghèo túng, khi cha là Nguyễn Sinh Sắc bị mất việc làm phải xuôi Nam tìm đường sinh sống. Sau đó Thành đệ đơn xin học trường chuyên đào tạo cán bộ làm việc tại các xứ thuộc địa, nhưng đơn bị từ chối…Không có một điều gì biểu hiện Thành là người có tinh thần ái quốc. Khi làm lao công tại Anh quốc, Thành mới liên kết với những nhóm thiên tả tại đây chống chủ nhân, và sau đó qua Pháp vào 1917 tiếp tục hoạt động.

HCM cổ võ cho dân học quốc ngữ mà ngôn ngữ Việt ông cũng không thông.Tổ quốc là danh từ thiêng liêng trừu tượng, ý nghĩa về tổ tiên, những người đầu tiên làm nên nước Việt để con cháu sau này có đất dung thân và hãnh diện về tiền nhân có công gầy dựng. Tại sao HCM muốn “giải phóng Tổ quốc?” Cũng có thể đúng theo mục đích của ông ta là muốn nước Việt mất hết nguồn gốc mà trở thành một phần tử của quốc tế cộng sản!

Hồ Chủ tịch đã bị kết án tử hình vắng mặt. Hồ Chủ tịch đã nhiều lần bị bắt giam, luôn luôn phải trải qua những cơn nguy hiểm (Những Mẩu Chuyện…, trang 146). Vấn đề này HCM viết đúng.

Quoc had to be very careful in his actions; both the French and the imperial government in Huế were looking for him. On October 10, 1929, a tribunal in Vinh condemned him in absentia to death on the charge of fermenting rebellion in Annam (Ho Chi Minh, William Duiker, 2000, page 153) – Quốc đã phải rất cẩn thận trong những hoạt động của ông ta; hai bên người Pháp và chính phủ bảo hộ tại Huế đã truy lùng ông ta. Vào ngày 10/10/1929, một tòa án tại Vinh đã kết án vắng mặt ông ta tội chết về việc khuấy động cuộc nổi loạn tại An Nam (miền Trung).

Từ 1924 tới 1929 là thời gian HCM tức Nguyễn Ái Quốc lúc đó hoạt động và di chuyển lăng xăng – từ Quảng Châu, Hongkong….và đến Thailand (1928 với thẻ nhập cảnh mang tên Nguyễn Lai, một Hoa kiều, Nguyễn Ái Quốc đặt chân tới Xiêm – Những Tên Gọi Bút Danh Bút Danh của ct HCM, 2003, Bảo Tàng HCM). Hồ ở đây tới 1929, khi bị Pháp truy nã thì ông ta cạo đầu trốn trong một ngôi chùa.

Quoc claimed that the French knew he was in Siam, but since they didn’t know exactly where he was, they sent police to locate him. One one occasion, he was closely pursued and had to hide in a pagoda, with his hair cut short in order to disguised himself (Ho Chi Minh, Duiker, 2000, page 153) – Quốc xác nhận rằng người Pháp biết ông ta ở Siam (Thailand), nhưng họ không biết chắc chắn ở nơi nào, họ đã phái cảnh sát tìm cho đúng ông ta ở đâu. Một trường hợp là có lần Hồ sắp bị bắt và phải trốn trong một ngôi chùa, tóc phải cắt ngắn để cải trang.

Việc đương đầu với cộng sản của khối Pháp tại Đông Dương đã xảy ra từ thập niên 20. Đến 6/1931, lúc 2 giờ sáng, HCM bị cảnh sát Anh bắt tại một căn phố ở Hongkong, trong phòng còn có Lý Ưng Thuận, vợ của Hồ Tùng Mậu. Người Anh thả Hồ ra từ nhà tù ở Hongkong vào 12/1932, rồi HCM đi loanh quanh tìm cách trở lại Moscow vào cuối xuân 1934 (circuitous route).

Hai lần đã không làm trọn công tác, đã đánh giá nhẹ những thủ đoạn của những người cộng sản. 10/1929 Pháp đã gần như bắt được HCM nhưng cũng không thành công vì con cắc kè đổi màu nhanh quá. Đến 12/1932 người Anh lại chỉ nhốt Hồ18 tháng rồi lại thả để ông ta tiếp tục thay hình đổi dạng mà hoạt động cho quốc tế cộng sản. Nếu Pháp và Anh có chủ trương sắc máu “giết lầm chứ không tha lầm” như cộng sản thì Hồ đã không còn cơ hội trở về Việt Nam 1941 để rồi 1945 cướp chính quyền áp đặt một chủ thuyết vô nhân bản trên miền Bắc. Vì tự ái dân tộc, vì chán ghét cảnh người Pháp thực dân mà không ít người đã tiếp tay với HCM chống Pháp. Để rồi khi dưới chế độ độc tài toàn trị thì bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả ( Đồng Lầy, NCT).

Pháp ra đi 3/1945, không còn thực dân nữa, nhưng 12/1946 phải chính thức tái chiếm Đông Dương để dẹp làn sóng đỏ. Thế mà đến thời điểm này dân trí cũng chưa tiến bộ bao nhiêu, vẫn còn bị tuyên truyền từ tập đoàn cộng sản miền Bắc rằng Pháp tái chiếm để “xâm lược.”

Nhiều người đã sáng mắt, nhưng không phải đại đa số. Vấn đề là ngày nay vẫn chưa có một cơ quan báo chí, truyền thông , hay bất cứ một bộ phận nào thuộc Đảng dám khái thác rộng rãi sự gian trá này cho dân chúng nơi nơi biết. Người dân mỗi ngày vẫn bị nhồi nhét, bị tẩy não, để người ta chỉ thấy HCM yêu nước thương dân, nhất là tuổi thơ như tờ giấy trắng bị áp đặt một hình tượng và bắt phải tôn thờ.

Những sự giả dối về HCM cần được viết nhiều hơn, nhất là lấy ngay tin từ sách báo của Đảng, cũng như những tài liệu từ các sử gia ngoài Việt Nam. Ngay chính Báo Nghệ An Điện Tử đã đăng tin; Hà Minh Đức là bối bút cũng đã tuyên bố Trần Dân Tiên chính là bút danh của HCM; cựu Phó Tổng Biên Tập Báo Nhân Dân, ông Bùi Tín, cũng đã trả lời phỏng vấn trên đài Á Châu Tự Do rằng tờ Nhân Dân, tờ báo của Đảng Cộng Sản, nói rõ ông Hồ trong cuộc đời đã dùng đến hơn 30 bí danh khác nhau, trong đó có bí danh Trần Dân Tiên, và khẳng định rõ rằng cuốn Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của chủ tịch HCM là do chính ông ta viết ra…

Cuốn Những Mẩu Chuyện…. là một trong rất nhiều điều “sáng tạo” của HCM. Ông ta có ít nhất 174 tên họ, cộng thêm hơn 30 tên họ nữa đang nghiên cứu. Đây là theo tài liệu trong cuốn Những Tên Gọi, Bí Danh, Bút Danh của CT HCM, 2003, của Bảo Tàng HCM. Chắc chắn còn nhiều bài viết để tự đánh bóng mình. Hồ còn lấy nhiều bút danh phụ nữ như Mộng Liên, Diệu Hương, Kim Oanh…
https://truehochiminh.wordpress.com/2013/08/02/hcm-co-bao-nhieu-ten-goi-but-danh-bi-danh/

Ở trang cuối, Trần Dân Tiên tức HCM viết:

Hồ Chủ Tịch thì ít muốn nói về mình….Chúng tôi phải dựa vào một số các đồng chí được gần gũi Hồ Chủ Tịch. Các đồng chí này thỉnh thoảng, tình cờ trong những giờ nghỉ ngơi sau công tác hay trong những lúc đi đường được nghe Hồ Chủ Tịch kể cho ít mẩu chuyện trong đời hoạt động của Người. (Những Mẩu Chuyện…, trang 150)

Giáo sư William Duiker phải mất 20 năm nghiên cứu nhiều tài liệu để viết về HCM, mà quyển sách gần 700 trang này cũng không nắm hết sự thật về cuộc đời và hoạt động của người quốc tế cộng sản họ Hồ, vẫn chưa đưa ra đủ nét thật, người thật, bản chất thật của ông ta. Thế mà Trần Dân Tiên chỉ nói chuyện qua loa, thỉnh thoảng, tình cờ, trong giờ nghỉ ngơi, nghĩa là không có gì quan trọng mà lại ghi thành sách từ lúc sinh ra đời tới lúc lên tàu Pháp làm bồi, hoạt động sau khi gia nhập đảng cộng sản quốc tế, về nước cướp chính quyền, chiến tranh với Pháp,v.v…

Trần Dân Tiên quả thật có tài, chỉ nghe qua lỗ tai mà viết thành sách có tính sử liệu. Nhưng sách không thuyết phục và lỏng lẻo trong lý luận dưới cái nhìn của thành phần có trí tuệ trung bình; như vậy nếu mà hắn làm chính trị thì chắc có người cũng cho là loại dỏm. Năm 1964 khi người thanh niên Nguyễn Chí Thiện (27 tuổi) làm bài thơ có câu “Tôi nghĩ Bác Chính trị gia sọt rác” thì cũng thật là xứng đáng với vai trò của Trần Dân Tiên. Thế rồi chính bài thơ đó đã đưa ông Thiện vào tù lần thứ hai, chẳng khác nào như ngày nay nhạc sĩ trẻ Việt Khang đang ở trong tù vì 2 sáng tác chân thật tuyệt vời là Việt Nam Tôi Đâu và Anh Là Ai?

Ngày 19 /5/1975, ngay sau khi cướp miền Nam, Đảng liền tái bản cuốn Những Mẩu Chuyện…. Những thành phần Việt cộng (Mặt Trận Giải Phóng…) mới bắt đầu sáng mắt, kẻ thì uất hận âm thầm, người thì tẩu thoát, nhưng đến ngày nay con cháu họ, hay nói chung thế hệ dân Việt sau này lại phải bị nhồi nhét những điều xảo quyệt như họ trước đó đã bị. 19/5/1946 là tạo dựng của HCM để thuyết phục thống đốc d’Argenlieu chứ đó không phải là ngày sinh nhật thật của Hồ.

Lợi dụng 19/5 để in sách của Trần Dân Tiên. Để đáp lại tinh thần đó của Đảng, chắc không gì hơn là tặng những lời rất thật của cố thi sĩ đấu tranh bất khuất Nguyễn Chí Thiện, qua 27 năm tù lao với hằng trăm bài thơ đầy chất lửa để chống bạo quyền.

Hôm nay 19-5
Tôi nằm
Toan làm thơ chửi Bác
Vần thơ mới hơi phang phác
Thì tôi thôi
Tôi nghĩ Bác
Chính trị gia sọt rác
Không đáng để tôi
Đổ mồ hôi
Làm thơ
Dù là thơ chửi Bác
Đến thằng Mac
Tổ sư Bác
Cũng chửa được tôi nguệch ngoạc vài câu
Thôi hơi đâu
Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu
Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác
Thế rồi tôi đi làm việc khác
Kệ cha Bác!

NCT, 1964

Bút Sử
July 02, 2014

Sources: Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch, Trần Dân Tiên, 1948; Ho Chi Minh. William J. Duiker, 2000; Wikipedia, Những Tên Gọi, Bí Danh, Bút Danh của CT HCM, 2003.

About Sự Thật về Hồ Chí Minh

I write through researches from books of all aspects
This entry was posted in Uncategorized and tagged , , , , , . Bookmark the permalink.

Leave a comment